Dùng Hà thủ ô đỏ thì cần chú ý gì những điều sau đây thì dùng Hà thủ ô mới hiệu quả
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc quý, có thể nói nó có mặt ở hầu hết trong các bài thuốc Đông y nhằm tăng cường sức khỏe, bổ can dưỡng khí, bồi bổ gan thận, nhuận da, den râu tóc, chủ trị chứng suy nhược thần kinh, đau gân mỏi xương khớp… Tuy nhiên, trong hà thủ ô đỏ lại có những hoạt chất mà việc dùng quá liều lượng hoặc việc sử dụng tùy tiện mà không theo chỉ dẫn lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Ở mức độ nhẹ là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nặng thì tử vong.
Dùng Hà thủ ô lưu ý gì?
Lưu ý khi chọn Hà thủ ô
Hà thủ ô là dạng cây leo, thân mọc xoắn với nhau. Lá so le, cuống lá dài, phiến lá có hình tim hoặc mũi tên. Hoa màu trắng, bông nhỏ mọc thành từng chùm. Hà thủ ô thường mọc hoang ở khu vực có địa hình cao, nóng ẩm như vùng rừng núi, mọc nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Hà thủ ô cũng có thể gieo trồng bằng dây hay bằng hạt, tuy nhiên phải sau khoảng 4 đến 5 năm cây mới cho thu hoạch, lúc này dược tính trong cây mới đạt mức sử dụng.
Bộ phận dùng làm thuốc của hà thủ ô là rễ củ. Rễ củ to có đường kính khoảng trên 4cm, cứng đỏ và chắc. Củ có màu nâu đỏ sậm, nhiều bột, ít xơ, không mốc mọt, cầm nặng tay là củ tốt. Cụ thể:
- Về hình dạng: Hà thủ ô đỏ tươi gần giống với củ khoai lang. Có bề mặt bên ngoài màu nâu đỏ và có nhiều chỗ lồi lõm.
- Về thể chất: Hà thủ ô đỏ có thể chất cứng, rất chắc. Củ tươi hay khô đều rất khó bẻ, nếu dùng sức thông thường thì không bẻ được.
- Tổng quát khi đã cắt lát: Mặt cắt ngang nhìn ngoài có lớp vỏ bần màu nâu sậm. Ở lớp bên trong có màu hồng và có nhiều bột. Ở giữa là lõi gỗ cứng (thường có). Tóm lại là khi cảm quan: Hà thủ ô đỏ được chế dạng phiến được cắt ngang hoặc cắt dọc thì vẫn nhìn rõ: lớp ngoài cùng màu nâu xậm, đôi khi là nâu đen, lớp kế tiếp bên trong màu nâu hồng tươi và ở giữa thường có lõi gỗ to.
- Cẩn trọng với hàng giả: Hà thủ ô đỏ có giá trị cao, đem lại nguồn thu lợi nhuận, tuy nhiên quá trình chế biến lại khá phức tạp, nếu cửu chưng cửu sai phải mất từ 10 15 ngày. Vì vậy, một số cơ sở chế biến ăn bớt công đoạn cho nhanh hoặc chỉ cắt lát phơi khô, nhằm thu được lợi nhuận cao. Chưa kể, một số nơi còn trộn lẫn củ nâu vào hà thủ ô đỏ để tăng khối lượng.
Lưu ý trong cách dùng và liều dùng hà thủ ô đỏ
Lưu ý trong cách dùng Hà thủ ô:
Hà thủ ô dùng trong đông y bao gồm có 2 loại:
- Một là hà thủ ô đỏ sống, tức là chỉ thái lát, phơi khô.
- Hai là hà thủ ô đỏ chín: là củ rễ đã thái lát, và qua chế biến (thường là ngâm rượu, hấp với đậu đen hoặc vừng đen… sau đó lại phơi khô).
Tuy nhiên, độc tính của hà thủ ô đỏ lại có liên quan mật thiết đến việc bào chế. Trong cuốn Hiện đại thực dụng trung dược học chỉ rõ: Liều độc LD50 ở hà thủ ô đỏ sống dùng khi đói là 2,7g/1kg trọng lượng cơ thể, còn liều độc LD50 của hà thủ đô đỏ chín là 169,4g/1kg trọng lượng cơ thể).
Ở hà thủ ô đỏ sống có chứa nhiều hợp chất anthraquinone, chất này có tác dụng kích thích nhu động ruột gây tiêu chảy. Vì vậy ở người khỏe mạnh bình thường, khi uống hà thủ ô đỏ sống thường bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
Sau khi chế biến, hợp chất anthraquinone được phân giải, khiến độ độc của thuốc giảm đi đáng kể. Mặt khác, với sự kết hợp cùng các loại dược liệu khác như: đỗ đen, vừng… thì lại hình thành những hợp chất mới, có lợi đối với người dùng.
Khi nào thì dùng hà thủ ô đỏ sống? Người ta cũng lợi dụng đặc tính của hợp chất anthraquinone trong hà thủ ô đỏ sống để chữa táo bón, ung nhọt. Trong hầu hết các trường hợp chữa bệnh khác như: bồi bổ cơ thê, dưỡng can bổ huyết, làm đen râu, tóc… các lương y khuyến cáo nên dùng hà thủ ô đỏ đã qua chế biến, tức là hà thủ ô chín.
Liều dùng, thời gian dùng hà thủ ô đỏ
Liều dùng: Như đã nói ở trên, Liều độc LD50 ở hà thủ ô đỏ sống dùng khi đói là 2,7g/1kg trọng lượng cơ thể, còn liều độc LD50 của hà thủ đô đỏ chín là 169,4g/1kg trọng lượng cơ thể. Như vậy liều dùng chỉ nên từ 7 – 10 lát hà thủ ô đỏ / 1 người/ ngày tương đương với không quá 12g/ ngày.
Thời gian dùng: Hà thủ ô có chứa tanin. Ở hàm lượng cao chất này gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm săn se niêm mạc ruột, giảm thiểu co thắt ruột gây nên tình trạng táo bón, do đó tích tụ chất độc trong cơ thể. Dùng lâu dài thì chất chát tannin này sẽ gây viêm thận, bí tiểu, dễ gây sỏi. Do vậy
Vài lưu ý khác khi dùng hà thủ ô đỏ:
- Với người rối loạn tiêu hóa, bị tổn thương đường tiêu hóa nạng như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày tá tràng thì không nên dùng hà thủ ô, đặc biệt là loại chưa qua chế biến.
- Những người đang trong giai đoạn phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật cũng cũng nên dừng dùng loại này. Tốt nhất là dừng sử dụng ít nhất trước 2 tuần hoặc sau thời điểm phẫu thuật 3 tháng lý do là hà thủ ô đỏ gây tình trạng hạ đường huyết có thể dẫn đến phải ngừng phẫu thuật hoặc tử vong trong quá trình làm phẫu thuật.
- Trong những ngày kinh nguyệt phụ nữ cũng nên ngưng vì tính chất hoạt huyết của nó. Phụ nữ sẽ mất máu nhiều hơn và thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn.
- Những người đang nghi ngờ ung thư vú hoặc tử cung cũng không nên dùng vị thuốc này vì hà thủ ô có chứa estrogen thực vật rất cao. Chất này gây kích thích khối u phát triển.
Dùng Hà thủ ô đỏ kiêng gì?
Y học cổ truyền ghi chép lại Hà Thủ Ô đỏ có vị chát, đắng, ngọt, tính ấm. Hà thủ ô đỏ bổ dưỡng và đi vào hai tạng chính là Can và Thận. Các bài thuốc phần lớn dưỡng huyết bồi bổ ngũ tạng.
Khi dùng hà thủ ô đỏ nên kiêng các thực phẩm có thuộc tính cay nóng như: Ớt, tiêu, gừng, hành, tỏi. Bởi tính cay tính nóng ảnh hưởng đến chức năng bổ huyết, ngũ tạng của Hà Thủ Ô đỏ. Vì những vị này hướng đi lên ra phần ngoài cơ thể. Còn Hà thủ ô đỏ lại đi vào can, và thận – đi vào bên trong cơ thể. (Nói một cách dễ hiểu là khi dùng hà thủ ô đỏ mà dùng cả các gia vị cay nóng thì chúng sẽ có hướng di chuyển ngược chiều nhau: Hà Thủ Ô đỏ thì đi vào sâu phần trong cơ thể còn ớt, tiêu, gừng, hành, Tỏi thì di chuyển ra hướng ngoài cơ thể).
Khi dùng hà thủ ô cũng cần kiêng huyết động vật, các loại cá không có vẩy và củ cải trắng. Hiện tại chưa tìm được nghiên cứu nói rõ, giải thích rõ việc này nhưng đó là kinh nghiệm được ghi chép và truyền lại. Nó cũng đã được kiểm chứng qua thực tế là khi dùng đồng thời hà thủ ô đỏ với các loại cá không vảy, củ cải trắng thì bài thuốc không có tác dụng.
Cách chế biến Hà thủ ô đỏ nếu không được chú ý kĩ lưỡng sẽ còn tính độc trong Hà thủ ô, dùng ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.
Vì vậy mà từ lâu Hà Thủ Ô đỏ được xem như là một thần dược giúp bổ gan, bổ máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết giúp làm đen râu tóc, dưỡng tóc dày dặn, bóng khỏe.
Mỗi viên nén Ô Mộc Khang chứa 6 loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm, : Hà thủ ô đỏ, Mã đề, Cỏ sữa lá to, Nhọ nồi, Đậu đen xanh lòng, Cam thảo trong bài thuốc dân gian có từ lâu đời của cha ông ta ngày xưa cùng với sự kết hợp khoảng chất Zn có tác dụng bổ can thận, khí huyết lưu thông giúp da dẻ hồng hào, ngăn bạc tóc sớm, và giảm bạc hiệu quả trong sản phẩm Ô Mộc Khang
Sản phẩm ở dạng viên nén tiện lợi cho quá trình sử dụng của khách hàng, được chế phẩm theo công nghệ tiên tiến chuẩn quốc tế cùng vùng nguyên liệu sạch. Khách hàng có thể an tâm sử dụng lâu dài. Sản phẩm là món quà quý giá dành cho người thân của mình.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm:
- Dùng 2 viên/ngày, ngày chia làm 2 lần với trường hợp chớm bạc tóc hoặc uống để giảm nguy cơ bạc tóc, bổ khí huyết.
- Dùng 4 viên/ngày, ngày chia làm 2 lần với trường hợp tóc bạc nhiều.
Nên sử dụng liên tục một đợt ít nhất từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất. Không dành cho phụ nữ có thai.
GIÁ SẢN PHẨM
Giá: 315.000đ/Hộp 50 viên
595.000đ/Hộp 100 viên
Chỉ 25.000đ mỗi ngày cho da dẻ hồng hào, tóc mềm mại chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa tóc, hỗ trợ giảm tóc bạc sớm và giảm tóc bạc nhanh chóng
MUA HÀNG TẠI ĐÂY
Liên hệ để nhận tư vấn trực tiếp HOTLINE 093 7272 210
Những thông tin liên quan:
- Tại sao Ô mộc khang giải quyết triệt để vấn đề tóc bạc, tóc hư tổn?
- Tại sao ngăn tóc bạc bạn nên chọn Ô Mộc Khang
- Tóc bạc là bệnh gì? Tóc bạc có chữa trị được hay không?
- Tóc bạc sớm – phương thức điều trị từ Hà thủ ô
————–
Ô MỘC KHANG – Hỗ trợ Giảm Tóc bạc sớm
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
Hotline: 093 7272 210
Ship hàng toàn quốc.
Website: www.muatinhbotnghe.net/o-moc-khang